
ĐTC tái tố giác nạn bóc lột người nghèo và đề cao niềm tín thác của người nghèo nơi Thiên Chúa, đồng thời mời gọi các tín hữu của Giáo Hội góp phần làm sao để không một người nghèo nào cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị loại trừ.
ĐTC bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới người nghèo lần thứ 3, công bố sáng ngày 12-6-2019, với chủ đề “Hy vọng của người nghèo sẽ không bị thất vọng”, trích từ thánh vịnh số 9 câu 18, và sẽ được cử hành trong Giáo Hội vào ngày 17-11-2019 nhằm vào Chúa Nhật 33 mùa thường niên.
Sứ điệp của ĐTC đã được Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, cùng với vị Phó Tổng thư ký của Hội Đồng, giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh.
Từ người nghèo trong Kinh Thánh đến người nghèo ngày nay
ĐTC đã nhắc đến sự kiện tác giả thánh vịnh nhiều lần mô tả thân phận đau thương của người người nghèo và sự kiêu hãnh của những người áp bức họ (Xc vv.22-31). Người nghèo kêu cầu sự xin phán xét của Thiên Chúa để công lý được phục hồi và sự gian ác bị khắc phục (vv.35-36). Từ những tiền đề đó ĐTC mô tả thảm trạng của nhiều người nghèo ngày nay: những người trẻ thất nghiệp, các nạn nhân của bao nhiêu hình thức bạo lực, từ mại dâm cho đến ma túy, bị tủi nhục trong tận thâm tâm, hàng triệu người di dân trở thành mối lợi thầm ít cho nhiều người bất lương, người nghèo, người di dân, thường bị lợi dụng vào những mục tiêu chính trị, bị phủ nhận tình liên đới và bình đẳng. Bao nhiêu người vô gia cư và bị gạt ra ngoài lề xã hội lê bước trên những đường phố chúng ta.
Người nghèo sống nhờ các khu đổ rác
ĐTC viết: ”Bao nhiêu lần chúng ta thấy những người nghèo tại các khu phế thải, bới rác để tìm kiếm những đồ bị loại đi hoặc dư thừa, để nuôi sống bản thân hoặc tìm kiếm áo quần để mặc. Chính họ trở nên thành phần của nhân loại bị đối xử như rác rưởi, mà những người đồng loã với tình trạng này không hề cảm thấy mặc cảm tội lỗi nào”.
Kinh Thánh ca ngợi lòng tín thác của người nghèo
ĐTC nhận xét rằng dù có những thảm cảnh trên đây của người nghèo, tác giả thánh vịnh trình bày một định nghĩa thật đẹp về người nghèo. “Người nghèo là người tín thác nơi Chúa” (v.11), vì họ tin chắc mình sẽ không bao giờ bị bỏ rơi. Trong Kinh Thánh, người nghèo là người có lòng tín thác!”. ĐTC nhấn mạnh rằng những điều trên đây càng biểu lộ sự cao cả của Thiên Chúa khi Ngài đứng trước một người nghèo. Sức mạnh sáng tạo của Chúa vượt quá mọi mong đợi của con người… Chính niềm tín thác nơi Chúa, chính sự xác tín mình không bị bỏ rơi, gợi lại niềm hy vọng. Người nghèo biết rằng Thiên Chúa không thể bỏ rơi họ, vì thế họ luôn sống trước sự hiện diện của Chúa Đấng nhớ đến họ.”
Ảo tưởng an ninh từ các tường thành và hàng rào
Như ám chỉ đến những chính sách ngăn chặn người nghèo và người di dân tại một số nơi trên thế giới hiện nay, ĐTC viết: “Người ta có thể xây bao nhiêu bức tường và chặn các lối vào để có ảo tưởng mình được an ninh với những giàu sang của mình, gây thiệt hại cho những người bị bỏ ở ngoài. Nhưng sẽ không mãi mãi như thế. “Ngày của Chúa”, như được các ngôn sứ mô tả (Xc Am 5,18; Is 2-5, Gl 1-3), sẽ phá hủy các hàng rào được dựng lên giữa các nước và thay thế sự kiêu hãnh của một thiểu số bằng tình liên đới của bao nhiêu người. Tình trạng bị gạt ra ngoài lề của hàng triệu người không thể kéo dài nữa. Tiếng kêu của họ gia tăng và bao trùm cả trái đất. Như cha Primo Mazzolari đã viết: “Người nghèo là một sự phản đối liên tục chống lại những bất công của chúng ta. Người nghèo là thùng thuốc súng. Nếu lửa được dí vào, thì cả thế giới sẽ nổ tung”.
Sứ mạng của Giáo Hội và mỗi tín hữu đối với người nghèo
Trong sứ điệp, ĐTC cũng nhắc đến sứ mạng của Giáo Hội và mỗi tín hữu đối với người nghèo. Ngài viết: “Trong sự gần gũi với người nghèo, Giáo Hội khám phá thấy mình là một dân tộc, rải rác trong các dân nước, có một ơn gọi làm sao để không một ai bị cảm thấy là xa lạ hoặc bị loại trừ, vì Giáo Hội liên kết tất cả mọi người trong một hành trình cứu độ chung. Thân phận người nghèo bó buộc chúng ta không được xa cách Thân Mình của Chúa đang đau khổ trong người nghèo. Đúng hơn, chúng ta được kêu gọi động chạm đến thân mình của Chúa, để đích thân tham gia vào một việc phục vụ cũng là một công cuộc loan báo Tin Mừng thực sự” (Rei 12-6-2019).
G. Trần Đức Anh OP
Có thể bạn quan tâm
Ngày 02/05: Thánh Athanasiô, Giám mục Tiến sĩ Hội Thánh (295-373)
Th5
Tất Cả Hồng Y Cử Tri Trong Mật Nghị Đều Có Quyền Bỏ..
Th5
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 04/2025
Th4
Tang lễ ĐTC Phanxicô: Một làn sóng tình cảm thực sự, không chỉ..
Th4
Ngày 01/05: Thánh Giuse Thợ
Th4
ĐHY Reina: Các Hồng y phải chọn một Giáo hoàng có thể hướng..
Th4
Nguồn Gốc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ
Th4
Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo..
Th4
Tông Hiến Universi Dominici Gregis Về Việc Tông Tòa Trống Ngôi Và Cuộc..
Th4
Giáo Xứ Trung Nghĩa Trong Ngày Cao Điểm Tuần Chầu – Kỷ Niệm..
Th4
Nhịp SốngGHVN Số 18 (21/4 – 28/4/2025): Giáo Hội Việt Nam Cầu Nguyện..
Th4
Phiên họp thứ 5: Các Hồng y suy tư về Giáo hội và..
Th4
Mật Nghị Bầu Giáo Hoàng Sẽ Bắt Đầu Vào Ngày 07/5/2025
Th4
Ngày 29/04: Thánh Catarina thành Siêna – Trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh..
Th4
Điều gì xảy ra sau khi Đức Giáo hoàng qua đời?
Th4
Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô tại các giáo..
Th4
Giáo Hạt Nguồn Son Hành Hương Năm Thánh Tại Nhà Thờ Chính Toà..
Th4
Thông báo về Tuần Cửu nhật tưởng nhớ Đức Giáo hoàng Phanxicô
Th4
Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Đức Cố Giáo Hoàng Phanxicô Tại Nhà Thờ..
Th4
VPTGM-GPHT: Thông báo Về Việc Cử Hành Thánh Lễ Cầu Nguyện Cho Đức..
Th4