5 DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN CẦN PHẢI ĐI XƯNG TỘI
Mónica Muñoz
Giống như cơ thể, bệnh tật được nhận biết bằng các triệu chứng. Bệnh tật của tâm hồn cũng cung cấp cho chúng ta những dự báo. Xưng tội là liều thuốc chúng ta cần!
Tội trọng giết chết ơn thánh hóa mà chúng ta đã nhận được nơi Bí tích Rửa tội, là xóa bỏ tội nguyên tổ và làm cho chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa. Giáo lý của Hội thánh Công giáo dạy chúng ta rằng:
“Ân sủng của Đức Kitô là một hồng ân nhưng không, Thiên Chúa ban cho chúng ta từ sự sống của Ngài, nhờ Chúa Thánh Thần tuôn đổ vào linh hồn chúng ta để chữa trị nó khỏi tội lỗi và thánh hóa nó: Đó là ơn thánh hóa hay ơn thần linh hóa, được lãnh nhận trong bí tích Rửa Tội. Ân sủng này là nguồn mạch của công trình thánh hóa trong chúng ta…” (GLCG 1999).
Xưng tội: tha thứ tội lỗi
Khi đến tuổi khôn, chúng ta có khả năng hiểu được tính nghiêm trọng của tội lỗi và lựa chọn giữa phạm tội hay vâng lời Chúa. Khi cố ý phạm một lỗi nghiêm trọng, chúng ta lại rơi vào cái chết thiêng liêng mà Bí Tích Rửa Tội đã giải thoát chúng ta. Vì lý do đó, Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Hòa giải (Ga 20,23 ) để tội lỗi của chúng ta có thể được tha thứ và các ân sủng bị đánh mất được phục hồi.
“Những ai đến với bí tích Thống Hối đều nhận được, do lòng khoan dung của Thiên Chúa, sự tha thứ cho việc họ đã xúc phạm đến Ngài và đồng thời, được giao hòa với Hội Thánh, vốn đã bị tội lỗi làm tổn thương, nhưng vẫn nỗ lực lấy tình yêu, gương mẫu và kinh nguyện mà làm cho họ được hối cải” (LG 11) (GLCG 1422).
Tội nhẹ làm suy yếu chúng ta
Khi lại ở trong tình trạng ân sủng, chúng ta phải cẩn thận trong cách cư xử để không phạm tội trọng. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không tránh khỏi việc phạm tội nhẹ, làm suy yếu ý chí và làm giảm ơn thánh hóa trong chúng ta.
Vì vậy, cần phải “sạc lại pin” bằng cách đi xưng tội lại, ngay cả khi chúng ta chưa mắc tội nghiêm trọng. Điều răn thứ hai của Giáo hội buộc chúng ta phải đi xưng tội một năm ít là một lần, nhưng đó là mức tối thiểu, nên đi thường xuyên hơn trong năm. Nhưng bằng cách nào chúng ta có thể biết được thời điểm ấy đã đến?
Những dấu hiệu cho thấy chúng ta cần đi xưng tội
Cũng như mọi căn bệnh đều được phát hiện bằng triệu chứng nên khi tâm hồn chúng ta bị bệnh thì nó cũng thể hiện qua một số dấu hiệu. Dưới đây là 5 trong những dấu hiệu đó:
- CHÚNG TA DỄ CÁU GIẬN
Khi chúng ta vừa mới xưng tội, chúng ta thấy dễ dàng chịu đựng hành vi tiêu cực từ người khác. Chúng ta dễ dàng hiểu rằng những lựa chọn tiêu cực không nhất thiết là sự xúc phạm cá nhân; Chúng ta có thể hiểu rằng người kia đang trải qua thời gian tồi tệ. Nhưng, khi những ngày, những tuần trôi qua kể từ lần xưng tội cuối cùng, sự kiên nhẫn của chúng ta đã cạn kiệt và thật khó để thấu hiểu người khác. Chúng ta cảm thấy máu mình sôi lên vì tức giận và nổ tung trước những khiêu khích nhỏ nhất.
- CHÚNG TA SA CHƯỚC CÁM DỖ
Dù dưới hình thức nào thì sự cám dỗ vẫn luôn hiện diện. Nó bao quanh chúng ta và chờ đợi chúng ta lơ là để tấn công và làm chúng ta vấp ngã. Khi điều đó xảy ra, một hồi chuông cảnh báo vang lên từ trong lương tâm của mình: cần trở về vùng đất an toàn! Không có gì có thể tốt hơn lần xưng tột nghiêm túc để củng cố chúng ta.
- CHÚNG TA KHÔNG MUỐN CẦU NGUYỆN HOẶC ĐI LỄ
Một sự lười biếng về mặt tinh thần không thể giải thích được bắt đầu xâm chiếm chúng ta. Chúng ta không muốn cầu nguyện, và Thánh lễ đối với chúng ta có vẻ nặng nề, hoặc thậm chí không cần thiết. Chúng ta sẽ viện dẫn mọi lý do để không đi, và rồi sau khi bỏ lỡ, chúng ta nhận ra mình đã sai. Điều đó có thể khiến chúng ta xấu hổ và thậm chí ít động lực hơn để đi.
- CHÚNG TA CÓ NHỮNG SUY NGHĨ BI QUAN
Khi đời sống thiêng liêng của chúng ta không tốt, thật khó để chúng ta lạc quan. Chúng ta sẽ có xu hướng bi quan hơn và nghĩ xấu về người khác, vì không có gì có vẻ tốt với chúng ta và chúng ta nhìn thấy lỗi nơi mọi người và mọi thứ.
- CHÚNG TA CẢM THẤY BUỒN
Chúng ta bắt đầu cảm thấy buồn mà không biết chính xác lý do tại sao. Chúng ta có thể bắt đầu nghĩ rằng mọi người đều chống lại chúng ta, rằng họ không trân trọng những gì chúng ta làm. Có thể chúng ta sẽ nghĩ rằng chúng ta sẽ tốt hơn nếu xa gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp của mình. Chúng ta có thể bắt đầu không hài lòng với ngoại hình của mình và lòng tự trọng của chúng ta sẽ giảm sút. Chúng ta sẽ dần mất đi cảm giác rằng chúng ta là con của Chúa, được Ngài tạo ra, có phẩm giá vô giá.
Chắc chắn có thể có thêm các triệu chứng khác, tuy nhiên nếu chúng ta nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì không nên suy nghĩ nhiều. Hãy đi xưng tội! Chúa sẽ đón nhận chúng ta bằng tình yêu thương như đã đón nhận người con hoang đàng: “Chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” ( Lc 15,23-24 ).
Có thể bạn quan tâm
Ngày Thành Lập Giáo Hội Việt Nam 09/9/1659?
Th9
Tập Huấn Giáo Lý Viên Hạt Minh Cầm 2024
Th9
Đức Thánh Cha Phanxicô Chủ Sự Thánh Lễ Tại Sân Vận Động Gelora..
Th9
Bài Giảng Đức Thánh Cha – Chúa Nhật 23 Thường Niên Năm B
Th9
Quý cha Giáo hạt Ngàn Phố tĩnh tâm tháng 09/2024
Th9
Ngày 05/09: Thánh Têrêsa Calcutta, nữ tu
Th9
Đức Thánh Cha gặp giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo lý viên..
Th9
Trực Tiếp Chuyến Tông Du Của Đức Thánh Cha Tại Indonesia, Papua New..
Th9
Giáo Hạt Hòa Ninh Đón Nhận Niềm Vui Trong Kỳ Tập Huấn Giáo..
Th9
Giúp Hối Nhân Vượt Qua Lạm Dụng Phim Ảnh Khiêu Dâm Trong Bí..
Th9
Bài Hát Cộng Đồng Chúa Nhật 23 Thường Niên Năm B
Th9
Ủy Ban Thánh Nhạc – Thư Mời Tham Dự Đêm Thánh Ca Và..
Th9
GPHT-BAN GD&GĐ: Thông Báo Tổ Chức Các Khóa Đào Tạo Billings 2024
Th9
Chương trình tông du Indonesia của Đức Giáo hoàng Phanxicô
Th9
Đức cha Louis ban bí tích Thêm Sức và làm phép Linh đài..
Th9
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 8/2024
Th9
Giáo xứ Trại Lê vui mừng đón nhận Ơn Thánh Thần
Th9
Giáo Phận Hà Tĩnh – Ban Giáo Lý Đức Tin: Thông Báo Dạy..
Th8
Thi Hài Của Thánh Têrêsa Avila Vẫn Còn Nguyên Vẹn Sau Gần 5..
Th8
Giáo Lý Viên Hạt Tam Tòa Tham Gia Kỳ Tập Huấn Năm Học..
Th8