TỔNG QUAN VỀ GIÁO HẠT NGÀN PHỐ
– Thành lập: Ngày 01.01.2021
– Địa giới: Bao gồm địa bàn thuộc Thị trấn Phố Châu, và các xã Sơn Tiến, Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Giang, Quang Diệm, Thọ Điền thuộc huyện Hương Sơn Hà Tĩnh.
– Trụ sở: Nhà thờ Giáo xứ Kẻ Mui
– Địa chỉ: Thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
– Có 07 giáo xứ, bao gồm: Kẻ Mui, Antôn Khe Sắn, Đông Tràng, Đức Vọng, Kẻ Đọng, Kim Cương, Truyền Tin và Mân Côi.
– Tổng số giáo họ: 27
– Số linh mục: 11
– Tổng số giáo dân: 13.780
– Các sở dòng: CĐ Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc, CĐ Bác ái Thánh nữ Jeanne Antide Throuret, Cộng đoàn Đaminh Fautina Kẻ Đọng, CĐ. Đaminh Kẻ Đọng
VIDEO - HÌNH ẢNH
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ KẺ MUI
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Năm 1905, tách từ xứ Đông Tràng
– Quan thầy: Trái tim Chúa Giêsu
– Địa giới: Giáo xứ nằm bên cạnh quốc lộ 8 A cũ, nay là vành đai thị trấn Phố Châu, có con sông Ngàn Phố chạy qua
– Trụ sở: Nhà thờ giáo xứ Kẻ Mui
– Địa chỉ: Thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Linh mục quản xứ hiện tại: Giuse Trần Đức Ngợi
– Các giáo họ: Kẻ Mui, Yên Hòa, Yên Quát, Trang Mỹ, Tân Phổ
– Tổng số giáo dân hiện nay: 2.628
– Các sở dòng: Cộng đoàn Bác ái Thánh nữ Jeanne Antide Throuret
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Kẻ Mui thành lập năm 1905, tách từ Đông Tràng. Các linh mục quản xứ qua các thời kỳ gồm: cha Hướng (1905–1909), cha Vĩnh (1909–1913), cha Đông (1913–1918), cha Khang (1918–1921), cha Giản (1921–1929), cha Dã (1929–1936), cha Lễ (1936–1938), cha Báu (1938–1943), cha Đề I (1944–1951), cha Khang II (1951–1953), cha Tinh (1953), cha Khang II (1953-1956), cha Lĩnh (1956–1991), cha Thông (1991-1998), cha Hậu (1998-2012), cha GB. Trần Văn Trinh.
Ngôi thánh đường khang trang hiện nay của giáo xứ do cha Giuse Phan Duy Thông chỉ đạo bà con xây dựng, thay cho ngôi thánh đường làm bằng gỗ có tường gạch bao quanh vốn đã xuống cấp và không đủ phục vụ cho số lượng giáo dân ngày càng đông của giáo xứ. Năm 1998, cha Giuse Ngô Văn Hậu đã mở rộng nhà thờ và khuôn viên các giáo họ. Năm 2004, giáo xứ sinh xứ mới có tên là Kim Cương. Năm 2007, tiếp tục tách xứ và thành lập xứ Khe Sắn.(x. Kỷ yếu GPV – Kỷ niệm 170 năm Thành lập 1846 – 2016).
Theo báo cáo tất niên 2023, Giáo xứ Kẻ Mui hiện có 2.628 giáo dân, phân bố trên 5 giáo họ: Kẻ Mui, Yên Hòa, Yên Quát, Trang Mỹ, Tân Phổ, do cha Giuse Trần Đức Ngợi coi sóc. Sức sống trẻ trung, năng động của giáo xứ được thể hiện trên nhiều mặt. Các hội đoàn sinh hoạt ổn định như Legio Mariae, Mân Côi, Lòng Thương Xót Chúa, Thiếu Nhi Thánh Thể.
Địa hình giáo xứ bị chia cắt, các giáo họ trải dài, thường chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên điều kiện kinh tế của giáo dân vì thế cũng có sự phân hóa. Nhìn chung, kinh tế chủ đạo của bà con giáo dân vẫn là gắn bó với nghề trồng lúa nước, và chăn nuôi hươu. Riêng họ nhà xứ và các họ gần kề nhờ việc buôn bán ở thị trấn nên có phần ổn định và khá giả hơn.
Theo dòng thời gian, cùng với những thăng trầm của lịch sử, qua các thời kỳ chia, tách xứ, giáo xứ Kẻ Mui vẫn giữ nguyên lòng đạo sốt sắng.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ KHE SẮN
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 2007
– Quan thầy: Thánh Cả Antôn
– Địa giới: Là vùng đất thuộc miền rừng núi. Giao thông đi lại rất khó khăn và hiểm trở. Đời sống kinh tế của người dân còn nghèo.
– Trụ sở: Giáo họ Khe Sắn
– Địa chỉ: Sơn Lâm, Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Trần Phúc Cai
– Các giáo họ: Khe sắn và Tân Thành
– Tổng số giáo dân hiện nay: 2.073
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Trước năm 2007, Khe Sắn là thuộc xứ Kẻ Mui. Hạt giống Tin Mừng được gieo vào vùng đất “Tiền Lâm” (nay là xã Sơn Lâm) trong những năm đầu của thế kỷ XX. Vào cuối thời Đức Cha Belleville Thọ (1911-1912) và đầu thời Đức Cha Eloy Bắc (1912-1947), nhiều giáo hữu từ các xã Sơn Tiến, Sơn An, Sơn Giang, Sơn Châu và một số giáo hữu từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình đã đến vùng đất này sinh sống và làm ăn. Năm 1912, cha Dụ lúc này đang quản xứ Kẻ Mui, đã liên hệ với hai người Pháp đang quản lý đồn điền ở đó để được cấp đất, cấp rừng cho dân. Ngài cùng với giáo dân lập một nhà nguyện tại chân đồi để có nơi đọc kinh cầu nguyện và phụng sự Chúa. Hai năm sau, ngài đã nhận thánh Antôn làm quan thầy cho giáo họ và đặt tên là Khe Sắn.
Vì sao gọi là Khe Sắn? Theo những người cao tuổi trong giáo xứ kể lại, vùng đất này khi xưa có một con khe chảy qua sau nhà thờ, hai bên khe suối toàn là cây sắn. Cây sắn đây là loại sắn gỗ, người miền xuôi thường lấy vỏ về để nhuộm chài lưới hay phết quạt. Cha ông đặt tên là giáo họ Khe Sắn theo điều kiện tự nhiên đó.
Trận cuồng phong năm 1920, đã vùi dập nhiều nhà cửa của dân làng và ngôi nhà nguyện giáo xứ cũng không thoát khỏi cảnh đổ nát nhưng bất ngờ là bức tượng thánh Antôn rơi từ trên cao xuống vẫn còn nguyên vẹn. Thánh nhân đứng đó hiên ngang sừng sững như vị anh hùng cứu dân. Đó là phép lạ đầu tiên và là dấu chỉ thánh nhân nhắc bảo rằng dù hoàn cảnh nào thì ngài vẫn luôn ôm ấp che chở đoàn con của mình. Từ đống đổ nát ấy đã từ từ mọc lên ngôi nhà nguyện mới, nhờ lòng dũng cảm và sự hy sinh của giáo dân và cha xứ. Năm 1932-1933, cha Báu cùng với giáo dân làm lại nhà thờ mới và nhà thờ đó hiện hữu cho đến ngày hôm nay.
Năm 1956, cha già Phêrô Phùng Mai Lĩnh về quản xứ Kẻ Mui. Năm 1959-1960, giáo dân gia tăng, cha già phải nới hai bên cánh gà của nhà thờ thành hình Thánh giá. Năm 1991, cha Giuse Phan Duy Thông về quản xứ Kẻ Mui, sự đạo ngày càng tăng tiến. Dưới thời cha Giuse Ngô Văn Hậu, ngài mở rộng và xây khuôn viên xung quanh nhà thờ, trồng cây xanh tạo bóng mát, xây lễ đài, trường học giáo lý, nhà khách, nhà sinh hoạt các đoàn thể.(x. Kỷ yếu GPV – Kỷ niệm 170 năm Thành lập 1846 – 2016).
Linh địa Khe Sắn không ngừng phát triển, từ một giáo họ nhỏ bé thuộc xứ mẹ Kẻ Mui, ngày 24/2/2007, đã được lên hàng giáo xứ. Ngày 26/3/2013, cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính là cha xứ tiên khởi của xứ Antôn và nay là cha Phêrô Trần Phúc Cai.
Giáo xứ Khe Sắn hiện có hai giáo họ: Khe Sắn và Tân Thành. Theo báo cáo tất niên 2023, Số giáo dân hiện nay là 2.073 người, sống rải rác trên 13 km. Đây là vùng vùng đất heo hút và thăm thẳm núi rừng, đường sá đi lại khó khăn và đa số người dân ở đây còn nghèo.
Hiện tại, Khe Sắn đang mở rộng khuôn viên để hướng đến một tương lai không xa nơi đây sẽ trở thành linh địa khang trang, điểm đến của “du lịch tâm linh”. Các hoạt động tôn giáo và đời sống đạo đức của giáo dân tại giáo xứ Khe Sắn đã thu hút được nhiều lương dân theo đạo. Tinh thần hiệp nhất là điểm sáng về đức tin trên vùng đất sơn cước này.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ ĐÔNG TRÀNG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Năm 1888
– Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi
– Địa giới:
– Trụ sở:
– Địa chỉ: Xã Sơn Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Linh mục quản xứ hiện tại: GB. Nguyễn Minh Tường
– Các giáo họ: Đông Trung, Phúc Nghĩa, Yên Bái, Bình Hòa, Từ Mỹ
– Tổng số giáo dân hiện nay: 1.941
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Đông Tràng là một giáo xứ có lịch sử lâu đời, được thành lập trước khi Giáo phận Vinh được khai sinh (1846). Và từ Đông Tràng đã lần lượt sinh ra các xứ Kẻ Mui, Kẻ Đọng.
Ngược dòng lịch sử, chúng ta không rõ Đông Tràng đón nhận Tin Mừng từ khi nào. Theo một số nguồn sử liệu, vào khoảng năm 1845, các cố Tây đưa hạt giống Tin Mừng đến gieo vãi và thành lập được các họ đạo đầu tiên như: Ven, Bổn, Biên Bài (Yên Bài), Kẻ Sét (Phúc Nghĩa). Theo tương truyền vào năm 1847–1883 dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức, nhiều chứng nhân đã được diễm phúc tử đạo. Thi hài các ngài được an táng phía trước mặt tiền thánh đường giáo xứ Đông Tràng và hành lang bên nữ. Vào khoảng thời gian kể trên, ở họ Đông Trung có thầy già Phê, con ông Mai Sen và bà Nhường cũng bị sát hại vì đạo Chúa với hình thức rất tàn ác là đóng đinh mười phân vào đầu cho đến chết. Hiện nay thi hài thầy không rõ chôn cất tại đâu.
Năm 1888, giáo xứ Đông Tràng được thành lập, hai họ Ven và họ Bổn sát nhập lại gọi là họ Đông Trung. Lúc này giáo xứ có 3 giáo họ: Đông Trung (trị sở), Yên Bài và Kẻ Sét với khoảng 600 tín hữu, dưới sự coi sóc của linh mục GB. Lê Minh và cha phó Giuse Hường. Kế đó, giáo xứ được đón nhận các linh mục quản xứ: cha Diệm (1926–1933); Phêrô Đoài (1934–1940); GB. Nguyễn Hồng Ân (1940–1944), cha Ân đã phát triển thêm hai họ đạo là Bình Hòa và Tứ Mỹ; Phaolô Kim (1944–1949); GB. Diệm (1950); Antôn Nguyễn Ngọc (1950-1957). Cha Ngọc là người đã khởi công xây dựng ngôi thánh đường hiện nay. Lúc bấy giờ giáo xứ có 3.000 nhân danh nhưng đây là thời kỳ giáo xứ hao mòn nhiều vì hơn một nửa giáo dân đã di cư vào Nam trong sự kiện 1954. Cha Giuse Ngô Xuân Luyện quản xứ (1957–1975) đã hoàn thành ngôi thánh đường mà cha Ngọc làm còn dang dở. Các cha xứ kế tiếp: cha Hứa (1975–1979); cha Hạnh (1979–1993), ngài đã cùng với giáo dân tu sửa lại thánh đường của ba giáo họ; cha Thông (1993–1994); Phêrô Trần Tùng (1994–2002); cha Giuse Trần Mạnh Qúy (2002–2010); cha Antôn Trần Minh An (2010–2014); cha Phaolô Nguyễn Đình Phú và hiện nay là cha GB. Nguyễn Minh Tường.
Theo báo cáo tất niên 2023, Đông Tràng có 1.941 giáo hữu với 5 giáo họ: Đông Trung (Đông Tràng), Yên Bài, Phúc Nghĩa, Tứ Mỹ, Bình Hòa. Là một giáo xứ lâu đời nhưng Đông Tràng vẫn luôn thể hiện sức sống trẻ trung trong đời sống đạo. Ngoài việc tham dự thánh lễ, đọc kinh liên gia, sinh hoạt của hội Mân Côi, hội Giới Trẻ, dạy và học giáo lý… thì các công tác khác như truyền giáo cho anh em lương dân, công tác từ thiện đều được đẩy mạnh và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Có thể nói, giáo xứ chính là một trong những mảnh đất tốt để ươm mầm cho ơn gọi dâng hiến. Nhiều người con đã quảng đại dâng mình cho Chúa.
Nhìn lại hơn 130 năm qua, hầu hết các giáo hữu trong giáo xứ không khỏi bồi hồi xúc động trước những hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã dành cho giáo xứ, cho mảnh đất quê hương nơi đây. Trong niềm tin yêu, phó thác giáo xứ sẽ tích cực sống chứng tá Tin Mừng trong thiên niên kỷ thứ ba.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ ĐỨC VỌNG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Chuẩn giáo xứ 02/02/2017
– Quan thầy:
– Địa giới:
– Trụ sở: Nhà thờ giáo xứ Đức Vọng
– Địa chỉ: Thôn 5, Xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phaolô Đậu Tiến Sỹ
– Các giáo họ: Đức Vọng và Giáo điểm Tân Phố
– Tổng số giáo dân hiện nay: 1.244
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Chuẩn giáo xứ Đức Vọng, thuộc xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ngôi thánh đường tọa lạc trên một ngọn đồi với sơn cảnh hữu tình, ban đêm được ví như là một thành phố thu nhỏ nằm trên ngọn đồi miền sơn cước Hương Sơn.
Trước đây, Đức Vọng là một giáo họ của giáo xứ Kẻ Mui, thuộc Giáo hạt Nghĩa Yên. Năm 2015, khi đệ đơn lên trình thành lập, Giáo xứ Đức Vọng 269 hộ gia đình với 1273 nhân danh. Trong đó, Giáo họ Đức Vọng có 216 hộ với 1063 nhân danh, Giáo điểm Tân Phú 53 hộ 210 nhân danh. Đến ngày 02/02/2017, Đức Vọng được tách từ xứ mẹ Kẻ Mui và nâng lên thành Chuẩn Giáo xứ. Ngày 01/01/2021, Đức Giám mục Giáo phận đã quyết định chia tách, thành lập các giáo hạt mới, qua đó chuẩn giáo xứ Đức Vọng thuộc về hạt mới Ngàn Phố (sở hạt được đặt tại giáo xứ Kẻ Mui).
Theo báo cáo tất niên 2023, Đức Vọng hiện do cha Phaolô Đậu Tiến Sỹ coi sóc, với 1237 tín hữu. Các gia đình ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, năng suất sản lượng thấp, diện tích đất ít, thời gian nông nhàn làm thuê làm mướn đủ mọi ngành nghề, đời sống còn nhiều khó khăn.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ KẺ ĐỌNG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Năm 1917
– Quan thầy: Thánh Phanxicô Xaviê
– Địa giới: Giáo xứ thuộc miền rừng núi, giao thông hiểm trở. Đời sống kinh tế người dân còn nghèo
– Trụ sở: nhà thờ giáo xứ Kẻ Đọng
– Địa chỉ: Sơn Tiến, Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Linh mục quản xứ hiện tại: GB. Bùi Khiêm Cường
– Các giáo họ: Kẻ E, Kẻ Đọng, Tiền Sơn, Quỳnh Linh, Tân Vạc, Kẻ Trúa
– Tổng số giáo dân: 2.922
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Năm 1917, giáo xứ Kẻ Đọng được thành lập, tách từ Đông Tràng. Ngôi nhà thờ hiện nay có thể nói là một bức tranh về lịch sử của giáo xứ qua nhiều thế hệ. Thật vậy, nó được khởi công vào năm 1940, dưới sự hướng dẫn của cha già Bang và nay chỉ còn lại phần tháp. Đến năm 1990, cha Hạnh cho xây lại phần cung thánh. Năm 1994, cha Tùng mở rộng khuôn viên nhà thờ giáo xứ, xây dựng nhà phòng giáo xứ, nhà thờ các giáo họ Tân Vạc và Kẻ Trúa, thành lập giáo họ Tân Vạc, Quỳnh Lưu, Tiên Sơn. Sau đó, cha Phái khởi công xây dựng nhà thờ giáo họ Quỳnh Lưu, Tiên Sơn và công việc này được cha Định tiếp tục thực hiện. Từ khi thành lập cho đến nay, giáo xứ được sự hướng dẫn, coi sóc của nhiều linh mục quản xứ qua các thời kỳ: cha Vịnh, cha Lệ, cha Báu, cha Hưu, cha Đông, cha Bang, cha Kim, cha Lĩnh, cha Hạnh, cha Tùng, cha Phái, cha Định.
Cũng như nhiều giáo xứ khác, sự kiện năm 1954 đã tác động rất nhiều tới đời sống vật chất và tinh thần của giáo dân Kẻ Đọng. Đây là thời kỳ phân ly đến xé lòng giữa người ra đi và người ở lại, hơn một nửa giáo dân của giáo xứ đã di cư vào miền Nam, một số khác bị giam tại Cổng Trời, Hà Giang. Những người ở lại đầy nao núng. Đoàn Nghĩa Binh của giáo xứ vốn rất nổi tiếng cũng vì thời cuộc phải giải thể. Tuy nhiên, với ơn Chúa, sự cộng tác đắc lực của giáo dân giáo xứ, sự nhiệt tâm, khôn ngoan của các linh mục quản xứ, giáo xứ đã vực dậy được đời sống đạo kiên cường từ thuở xa xưa và không ngừng phát triển cho đến hôm nay.(x. Kỷ yếu GPV – Kỷ niệm 170 năm Thành lập 1846 – 2016).
Theo báo cáo tất niên 2023, Giáo xứ Kẻ Đọng hiện có 2.922 giáo hữu, gồm 6 giáo họ: Kẻ Đọng, Kẻ E, Kẻ Trúa, Tiền Sơn, Tân Vạc, Quỳnh Lưu. dưới sự coi sóc của cha GB. Bùi Khiêm Cường, một linh mục trẻ đầy năng nổ và sáng tạo. Với địa hình bán sơn địa nên kinh tế chủ đạo ở vùng này chủ yếu là trồng lúa nước, năng suất cũng rất hạn chế. Mặc dầu điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng tinh thần học tập cả bên đạo lẫn bên đời có thể nói là một điểm son của giáo xứ. Đặc biệt, giáo xứ còn dâng hiến cho vườn hoa ơn gọi của Giáo Hội 25 linh mục. Ngoài ra còn rất nhiều nam nữ tu sĩ đang tìm hiểu hay tu luyện ở nhiều dòng tu khác nhau.
Hiện nay, giáo xứ đang đẩy mạnh các phong trào hoạt động nhằm ngày càng thăng tiến đời sống đạo đức của giáo dân Kẻ Đọng trên con đường hướng về tương lai.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ KIM CƯƠNG
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: Năm 2005
– Quan thầy: Thánh cả Giuse
– Địa giới: Giáo xứ có địa bàn trải dài 20km, gần cửa khẩu Cầu Treo, là vùng “Rừng thiêng nước độc”
– Trụ sở: Giáo họ Kim Cương
– Địa chỉ: Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phêrô Nguyễn Tương Lai, SVD và Lm. Phaolô Nguyễn Phước Hiền, SVD
– Các giáo họ: Kim Cương, Kim Sơn
– Tổng số giáo dân hiện nay: 1.807
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Kim Cương có nguồn gốc từ những năm 20 của thế kỷ XX, đã có một họ đạo nhỏ bé mang tên Kim Cương, vỏn vẹn 25 hộ gia đình với một ngôi nhà nguyện đơn sơ, dưới sự coi sóc của các linh mục quản xứ Kẻ Mui. Hạt giống được gieo vãi trên mảnh đất này trước hết là nhờ công lao của các thừa sai như cố Lương, cố Hậu, cố Bố, cố Lang… Kế đến là các linh mục Việt Nam như cha Báu, cha Lệ, cha Đề, cha Huy, cha Khang, cha Tin…
Năm 1956, khi cha Phêrô Phùng Mai Lĩnh về coi sóc giáo xứ Kẻ Mui, ngài đã quan tâm nhiều đến họ đạo Kim Cương. Đến năm 1964, ngài cùng với giáo dân đã nỗ lực làm lại ngôi thánh đường bằng gỗ thay cho ngôi nhà nguyện đã rách nát, xiêu vẹo. Lúc này, số giáo dân cũng tăng đáng kể, nhiều người từ các vùng khác nhau của Hà Tĩnh, Nghệ An lên đây sinh sống, gia nhập giáo họ. Vào cuối năm 1990, cha già Lĩnh tuổi cao, sức khỏe giảm sút, ngài nghỉ hưu. Cha Giuse Phan Huy Thông được bổ nhiệm làm linh mục quản xứ Kẻ Mui. Nhận thấy nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo họ đang trên đà tiến triển nhanh, cha Thông dự định xây cất ngôi thánh đường mới. Dự định này được thực hiện bởi cha Giuse Ngô Văn Hậu vào năm 2002. Sau bốn năm xây dựng, ngôi thánh đường mới khanh trang được hoàn tất. Ngày 27/7/2005, giáo dân nơi đây được đón nhận biến cố “phúc trùng lai”, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã đến cắt băng khánh thành, cung hiến thánh đường và công bố thành lập giáo xứ Kim Cương. Hồng ân Chúa tiếp tục tuôn xuống trên giáo xứ, sau một năm thành lập, ngày 14/2/2006, giáo xứ đón nhận vị quản xứ tiên khởi là cha Phêrô Trần Tùng. Sau đó không lâu, cha Phanxicô Nguyễn Tất Đạt, dòng Ngôi Lời, quản xứ và cha Micae Trần Niên phó xứ.(x. Kỷ yếu GPV – Kỷ niệm 170 năm Thành lập 1846 – 2016)
Theo báo cáo tất niên 2023, Giáo xứ Kim Cương hiện nay có 1.807 giáo dân, phân bố ở hai giáo họ Kim Cương và Kim Sơn hiện do cha Phêrô Nguyễn Tương Lai, SVD và Lm. Phaolô Nguyễn Phước Hiền, SVD coi sóc. Nhờ có còn đường quốc lộ 8A chạy qua, gần cửa khẩu Cầu Treo, đời sống vật chất của giáo dân cũng phần nào được cải thiện, kinh tế không còn chỉ bám trụ vào rừng núi mà còn có giao lưu buôn bán qua cửa khẩu với Lào.
Sau hơn một thập niên được thành lập, giáo xứ cho thấy sức sống tươi trẻ và sự năng động của mình. Hy vọng với sức trẻ và sự năng động, giáo xứ Kim Cương sẽ thăng tiến trong đời sống đạo và phát triển hơn nữa kinh tế, văn hóa.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ TRUYỀN TIN
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 19/3/2019
– Quan thầy: Đức Mẹ Truyền Tin
– Địa giới:
– Trụ sở: Tại nhà thờ giáo họ Tình Dy
– Địa chỉ: Quang Diệm, Hương Sơn, Hà Tĩnh
– Linh mục quản xứ hiện tại: Phaolô Nguyễn Văn Phục
– Các giáo họ: Tình Dy, Hà Tân, Tân Hòa
– Tổng số giáo dân: 909
– Các sở dòng:
LỊCH SỬ GIÁO XỨ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo xứ Truyền Tin tọa lạc tại xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tĩnh Hà Tĩnh. Ngày 19/3/2019, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã ký quyết định thành lập chuẩn giáo xứ Truyền Tin tách từ Giáo xứ Kẻ Mui gồm hai giáo họ Tình Dy và Hà Tân. Ngày 25/3, nhân ngày lễ Truyền Tin, chuẩn giáo xứ Truyền Tin đánh dấu mốc son đáng ghi nhớ trong đời sống Đức tin, Giáo xứ được chính thức công bố thành lập, đồng thời chào đón cha Phêrô Nguyễn Văn Thể, thuộc dòng Thánh Tâm Huế, được đặt làm cha quản xứ tiên khởi.
Theo báo cáo tất niên 2023, Truyền Tin hiện nay có 909 giáo dân, phân bố trong hai giáo họ Tình Dy và Hà Tân dưới sự coi sóc của cha Phaolô Nguyễn Văn Phục, một linh mục trẻ, giàu tâm huyết.
Tuy là một giáo xứ nhỏ mới thành lập nhưng giáo xứ Truyền Tin đang ngày đêm miệt mài vun đắp và xây dựng những giá trị căn cốt quý giá trong đời sống đức tin, góp phần làm nên một gam màu sáng nét trong bức tranh chung của giáo phận Hà Tĩnh thân yêu. Ngoài việc xây dựng đức tin và con người, giáo xứ đang nỗ lực hoàn thiện các cơ sở vật chất còn thiếu nhằm đáp ứng nhu cầu trong đời sống tâm linh.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN
GIÁO XỨ MÂN CÔI
THÔNG TIN CHUNG
– Thành lập: 22/6/2023
– Quan thầy: Mẹ Mân Côi
– Địa giới:
– Trụ sở: Giáo họ Vĩnh Sơn
– Địa chỉ: thuộc xã Thọ Sơn, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
– Linh mục quản xứ hiện tại: Anphong M. Lương Văn Tương, CRM,
– Các giáo họ: Vĩnh Điền, Vĩnh Sơn và giáo điểm Vĩnh Quang
– Tổng số giáo dân: 301
– Các sở dòng: CĐ Dòng Mẹ Đấng Cứu Chuộc.
LỊCH SỬ
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Giáo họ Vĩnh Sơn, Vĩnh Điền và Giáo điểm Vĩnh Quang thuộc Giáo xứ Kẻ Mui, hạt Ngàn Phố. Tháng 10/2023. Giáo họ Vĩnh Sơn có 120 nhân danh, Vĩnh Điền 102 và Giáo điểm Vĩnh Quang 79 nhân danh. Tổng Giáo họ có 301 nhân danh. Về mặt hành chính, Giáo họ và 1 Giáo điểm cách Giáo xứ xa xôi cách trở, không thuận tiện cho việc sinh hoạt tôn giáo. Nên cha Anphong M. đã xin tách và thành lập giáo xứ mới.
Vĩnh Điền, Vĩnh Sơn và giáo điểm Vĩnh Quang thuộc chuẩn Giáo xứ Mân Côi là giáo điểm truyền giáo chính của Giáo Phận Hà Tĩnh. Đa số người dân nơi đây chưa biết đến Tin Mừng của Chúa Kitô và Giáo Hội. Thiên Chúa rất cần những bước chân sẵn sàng ra đi để đến với các anh chị em nơi đây. Với vị trí địa lý khá hiểm trở, đời sống của người dân hết sức bấp bênh nhưng không vì thế mà cản trở đức tin đã có của các tín hữu tại đây.
Ngày 13/6/2023, đánh dấu một mốc son đáng ghi nhớ, một bước ngoặt lịch sử trong hành trình sống đạo của giáo xứ Mân Côi. Đó là ngày mà Giáo xứ đón nhận tin vui trọng đại từ văn phòng TGM Giáo phận Hà Tĩnh với quyết định số 15/2023/QĐLX-TGM, tách Giáo họ Vĩnh Sơn, Vĩnh Điền và Giáo Điểm Vĩnh Quang thuộc Giáo xứ Kẻ Mui Giáo hạt Ngàn Phố để thành lập Giáo xứ Mân Côi đặt trụ sở tại Giáo họ Vĩnh Sơn đồng thời bổ nhiệm cha Anphong Maria Lương Văn Tương, CRM làm cha xứ tiên khởi với 256 giáo hữu.
Theo báo cáo tất niên 2023, Giáo xứ hiên có 301 tín hữu.
Ngày 08/11/2023, Cộng đoàn Giáo xứ Mân Côi hân hoan chào đón Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn về dâng thánh lễ tạ ơn trong ngày nhận Quyết định Thành lập Giáo xứ Mân Côi, khánh thành nhà thờ họ Vĩnh Điền.
…
VIDEO - HÌNH ẢNH
ĐƯỜNG ĐẾN GIÁO XỨ
TIN BÀI LIÊN QUAN